Hầu hết mọi người đều muốn phấn đấu để trở thành lãnh đạo. Chúng ta thường thích được đồng nghiệp nể trọng, kiếm được nhiều tiền hơn và nắm giữ nhiều quyền hạn hơn. Tuy nhiên, rất nhiều người không rõ cách làm thế nào để có được sự tôn vinh, tin tưởng và ngưỡng mộ từ các cộng sự.
Tóm tắt nội dung chính
Mạnh mẽ
Sức mạnh của một đội bóng phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh của người lãnh đạo, dẫn dắt lối chơi. Một đội bóng hay một doanh nghiệp đều như vậy. Sự mạnh mẽ giúp những nhà lãnh đạo ra được những quyết định quan trọng trong hoàn cảnh khó khăn, áp lực. Bởi những quyết định của nhà lãnh đạo sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người khác, ảnh hưởng đến doanh nghiệp đội nhóm nên nếu họ sợ hãi thì những quyết định táo bạn, mang tính đột phá sẽ không thể được đưa ra một cách nhanh chóng. Khi doanh nghiệp, đội nhóm gặp phải những khó khăn, thử thách thì sự mạnh mẽ sẽ giúp ngưỡi lãnh đạo sẵn sàng đương đầu và dẫn dắt mọi người vượt qua.
Để luyện tập cho bạn thân có được sự mạnh mẽ, hãy bắt đầu tạo cho mình tư thế đĩnh đạc và tự tin vì mọi người thường bị thu hút bởi sự tự tin và né tránh sự căng thẳng, thiếu tin cậy hay bất an. Bên cạnh đó hãy thẳng thắn chia sẻ, nói chuyện với đội nhóm và tập ra quyết định nhanh chóng
Năng lượng tích cực
Trong lãnh đạo, năng lượng tích cực sẽ giúp bạn nghĩ về giải pháp chứ không phải vấn đề, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, có suy nghĩ linh hoạt và sáng suốt hơn ngay cả khi ở trong những lúc tình hình đi xuống. Các nhà lãnh đạo thường dùng năng lượng tích cực để tan lỏa đến nhân sự quan điểm “tôi làm được” giúp mọi người thấy những khó khăn, thử thách không còn quá khó để vượt qua. Năng lượng tích cực đó cho mọi người thấy nhà lãnh đạo là người lạc quan, luôn sẵn sàng tiến về phía trước và sẵn sàng khích lệ, động viên đội nhóm.
Để có được năng lượng tích cực cho bản thân mình, bạn hãy tập nói có nhiều hơn, sẵn sàng cho đi nhiều hơn để giúp đỡ người khác. Điều này cũng có thể được tạo ra khi nhà lãnh đạo cho đội nhóm tham gia những trò chơi tập thể cùng nhau, những hoạt động teambuiding gắn kết.
Đam mê
Đam mê là có hứng thú thực sự, sâu sắc với công việc và chỉ khi một nhà lãnh đạo thực sự đam mê với công việc mới có thể đưa ra những quyết định đúng đắn vì lợi ích của doanh nghiệp, đội nhóm. Nếu nhà lãnh đạo không đam mê với công việc thì đội ngũ nhân sự khó có thể làm việc hiệu quả. Trong những hoàn cảnh khó khăn, nhà lãnh đạo phải là người đầu tiên dám đương đầu và là người cuối cùng từ bỏ, và để làm được điều đó thì đam mê là yếu tố không thể thiếu. Họ cũng cần phải thấu hiểu sâu sắc công việc của mình và đội nhóm thì mới biết được nên lãnh đạo người khác như thế nào, làm gì ra sao.
Nếu muốn có sự đam mê trong công việc thì bạn hãy tìm một công việc thực sự phù hợp với bạn, công việc mà bạn muốn làm mỗi ngày và đắm chìm vào nó. Khi tìm ra công việc mình thực sự đam mê, bạn sẽ làm việc chăm chỉ ngoài sức tưởng tượng và không nề hà khi phải làm điều đó. Bên cạnh đó, mọi thứ cũng trở nên nhẹ nhàng hơn khi bạn yêu thích việc mình đang làm. Giống như có người đã từng nói “Nếu bạn làm công việc mình yêu thích thì sẽ không phải đi làm ngày nào cả”. Còn nếu bạn đang có một công việc của riêng mình rồi thì hãy tìm ra những điểm tích cực của công việc và tập trung vào đó để yêu thích và đam mê với công việc của mình hơn.
Vị tha
Bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng cần sự vị tha, họ quan tâm đến thành tựu của tập thể nhiều hơn quan tâm đến thành tựu của cá nhân kể cả khi nó đối lập mới mục tiêu riêng của họ. Cũng như vậy, nhà lãnh đạo sẽ sẵn sàng cống hiến cho đội nhóm, doanh nghiệp. Bằng cách vị tha, khuyến khích, nhân sự của bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn và giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo tuyệt vời hơn. Vì trong công việc, không ai là không mắc phải sai lầm, trên cương vị lãnh đạo bạn nên biết cách tha thứ cho nhân sự của mình và giúp đỡ họ những phần còn vướng mắc thay. Như vậy, nhân sự và đội nhóm sẽ khâm phục và muốn gắn bó với bạn, vì ai cũng xứng đáng có cơ hội thứ hai.
Để có được lòng vị tha, nhà lãnh đạo nên lắng nghe đội nhóm của mình để hiểu rõ nguyên do hành động của họ và dễ dàng cảm thông hơn. Ngoài lắng nghe thì nhà lãnh đạo cũng nên đặt câu hỏi nhiều hơn cho đội nhóm giúp họ bày tỏ những cảm nghĩ, thắc mắc và vấn đề của mình trong quá trình làm việc. Biết thêm về Nghệ thuật đặt câu hỏi và cửa sổ Johari sẽ giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo xuất chúng hơn.