9 bước Coaching theo DISC của những nhà lãnh đạo xuất chúng

Lãnh đạo theo DISC

Đã qua rồi cái thời điểm chúng ta lãnh đạo bằng mệnh lệnh hay ra lệnh hay đưa ra những chỉ thị. Bằng việc coaching, tức là đưa ra những câu hỏi lắng nghe chúng ta sẽ tìm ra được những nguyên nhân gốc, tìm ra được những vấn đề. Từ đó chúng ta sẽ giúp được những người mà chúng ta đang giao tiếp như vậy họ sẵn sàng hành động một cách mạnh mẽ, nó giống như 1 câu chuyện bạn không thể bắt được một ai đấy làm một việc gì đấy nếu họ không thực sự muốn.

Có một câu chuyện vui mà tôi muốn kể với bạn đó là câu chuyện một con cáo, con cáo đi qua dòng suối và nhìn thấy con chim đang bay ở trên trời, và nó nhìn thấy con chim ở trên trời rất dễ dàng và nó có thể bay qua cái bờ suối ấy và nó ước rằng được bay như chim, và nó nhìn thấy con cá đang bơi ở dưới nước nó lại bảo nếu tôi là cá tôi dễ dàng đi qua dòng suối này. Và rồi cáo gặp một con sóc ở cạnh dòng sông, con cáo hỏi con sóc tôi muốn đi qua dòng suối này mà tôi muốn được bay như con chim và tôi muốn được bơi như cá. Con sóc nói rằng vậy bạn có thế mạnh gì, con cáo bắt đầu ngồi nghĩ một lúc và nói rằng tôi có một thế mạnh đó là sự thông minh và nhanh nhẹn, con cáo nhìn quanh và tìm ra được là ở xung quanh có những gốc cây và nó hoàn toàn có thể thả những gốc cây và ngồi trên gốc cây đó đi trên bờ suối, con sóc lại hỏi con cáo rằng “còn điều gì khác bạn có thể nhìn ra được để đi qua bờ suối không?”, con sói bắt đầu nhìn sang bờ suối lúc này buổi chiều dòng suối đã cạn dần, con cáo phát hiện ra rằng à nó có thể đợi đến buổi chiều để có thể nhảy từ bờ bên này sang bờ bên kia 1 cách dễ dàng và đó chính là lí do tại sao con sóc trở ra là một người coaching, một người đặt câu hỏi để giúp con cáo tìm ra điểm mạnh cũng như dễ dàng đi qua được bờ suối. Đây là một câu chuyện mà chúng ta mà chúng ta có thể nhìn thấy trong cuộc sống cũng vậy, chúng ta có rất nhiều cách khác nhau chúng ta có thể giúp một ai đấy thay vì đưa ra lời khuyên chỉ thị mệnh lệnh. Những cái điều mà chúng ta có thể tư vấn ngay, hãy là người coaching.

Có rất là nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ phòng đào tạo, phòng tranning sang phòng coaching. Có một cái công ty mà tôi tin rằng anh chị rất là thích đó là công ty Zappos, có một đặc điểm công ty Zappos này đó là mỗi một tuần một nhân sự sẽ có 30 phút để làm việc với phòng coaching này để giúp tìm ra năng lượng, động lực ở bên trong mỗi người. Cũng như bạn đang gặp vấn đề gì ở trong cái công ty Zappos thì bạn sẽ xuống làm việc với phòng coaching này, đấy là lí do tại sao phòng coaching này đóng vai trò rất quan trọng. Và bạn có thể học thêm coaching ở DISC, và đây là 9 bước để bạn coaching trong DISC.

Công ty Zappos

Vậy chính xác thì DISC là gì?

DISC chính là mô thức hành vi, bằng việc thấu hiểu mô thức hành vi các cách phản ứng các cách mọi người cư xử ở tình huống khác nhau thì chúng ta hoàn toàn có thể dẫn dắt họ một cách hiệu quả, và nếu bạn chưa biết DISC là gì hãy VÀO ĐÂY và có thể đọc thêm cuốn sách DISC như cuốn “bí mật hành vi – chìa khoá thanh công” hay bạn có thể vào Cộng đồng DISC để trao đổi và học hỏi thêm.

Và để bắt đầu với 9 bước coaching theo DISC

Bước số 1: cần phải xác định rõ ràng mô thức hành vi và động lực bên trong mỗi người. Như vậy mỗi một người có mô thức hành vi khác nhau người thì nhanh, người thì chậm, người thì phản ứng theo 1 cái nguyên tắc , người thì phản ứng một cách thoải mái, người thì muốn mọi việc đi theo đúng mục tiêu, người thì muốn mọi việc phải từ từ thẩm thấu. Tất cả những điều đấy chúng ta phải hiểu người đối diện chúng ta và hiểu động lực bên trong. Ví dụ một người nhóm D mạnh mẽ thì chúng ta thấy được động lực bên trong của họ đó là khả năng tự chủ, đó chính là họ mong muốn được nhận, đó chính là nhu cầu danh vọng của họ. Nếu là một người nhóm I một người vui vẻ thoải mái họ mong muốn được quan tâm được yêu thương được khen ngợi ghi nhận tất cả những điều đấy bạn phải hiểu. Nếu bạn nói chuyện với người nhóm S thì bạn phải biết đó là người tự tin sự gần gũi mối quan hệ thân tình, bạn phải lắng nghe họ, kiên nhẫn với họ đôi khi thúc đẩy họ bằng những gợi ý . Hay nếu như bạn làm việc với người nhóm C thì chúng ta sẽ thấy rằng bạn phải làm việc với họ một cách rõ ràng nguyên tắc cụ thể có nhiều dẫn chứng. Tất cả những điều ấy làm cho chúng ta hiểu 1 cách dễ dàng hơn khi đặt một câu hỏi dẫn dắt họ một cách hiệu quả hơn, bước số 1 phải xác định được hành vi và động lực của họ.

nhan-dien-tinh-cach-nhom-i-trong-disc

Bước số 2 phải xác định mục tiêu cho cái việc bạn muốn người khác có những quyết định gì để họ thay đổi được gọi là những mục tiêu. Ví dụ như là một cuộc xung đột xảy ra bạn muốn coaching một người bạn của bạn hay nhân viên của bạn để cho họ nhận ra được vấn đề không phải mà từ ai đó mà chính là họ, như vậy đó là mục tiêu giúp cho ai đấy nhận thức một vấn đề ở ngay bên trong họ. Chúng ta xác định mục tiêu của cái việc giúp cho một ai đấy sẵn sàng đặt mục tiêu lớn hơn, như vậy chúng ta xác định mục tiêu một phiên coaching hay là cái buổi nói chuyện coaching này .

Bước số 3 đó là bạn cần định vị hay xác lập luật chơi những cái qui định để chúng ta tạo ra sự thoải mái trong cái việc mà chúng ta coaching, đặc biệt xác lập với nhau đó là tính chịu trách nghiệm đó là khả năng tự chủ, khả năng tìm giải pháp trong cái việc chúng ta thay đổi với nhau thay vì chúng ta đổ lỗi, phủ nhận những cái điều gì mà chúng ta chưa làm được.

Bước số 4: Hãy đặt những câu hỏi theo DISC, đặt câu hỏi là vũ khí vô cùng quan trọng nằm trong coaching một cách hiệu quả cùng với việc lắng nghe. Cùng với việc đặt câu hỏi chúng ta có nhiều kĩ thuật khác nhau, cái điều đầu tiên bạn đặt những câu hỏi để khơi gợi những câu hỏi mở tìm ra được nguyên nhân, những dạng câu hỏi như what why how, điều gì đã xảy ra, xảy ra từ khi nào và bạn đã làm gì để giải quyết nó và điều gì đã giải quyết được điều gì chưa giải quyết được, và khi bạn biết cách đặt câu hỏi bạn dễ dẫn dắt 1 ai đó. Nếu bạn chưa biết cách đặt câu hỏi thì lời khuyên của tôi bạn cần biết cách đặt câu hỏi bởi vì chúng ta thường xuyên nói nhiều hơn đặt câu hỏi. Và để đặt câu hỏi theo DISC thì bạn chú ý với những người nhóm D I trong mô thức hành vi DISC thì đặt câu có xu hướng về tương lai nhiều hơn. Bạn có thể hỏi câu hỏi mang tính nỗi đau một chút sau đó định hướng về tương lai giải pháp, những người ở nhóm S C trong mô thức hành vi thì bạn có thể đặt câu hỏi mang tính chất đào sâu vào quá khứ nhiều hơn để giúp họ có động lực thay đổi. Như vậy bằng việc đặt câu hỏi dẫn dắt như vậy tìm ra được nguyên nhân và từ đó giúp cho người đối diện họ sẽ nhận thức được vấn đề giải pháp và họ sẽ tự đưa ra quyết định của mình và điểm mấu chốt là bạn phải biết cách tự đặt câu hỏi. Và nếu như bạn thực sự muốn biết cách hãy thao khảo thêm TẠI ĐÂY.

lãnh đạo

Bước số 5: Lắng nghe, chúng ta sẽ nhớ rằng lắng nghe là một cái bước vô cùng quan trọng, đôi khi việc lắng nghe thôi đã khiến cho người khác họ đã tìm ra giải pháp, việc lắng nghe tích cực giúp chúng ta giải quyết vấn đề, việc lắng nghe tích cực sẽ tạo ra niềm tin với người đối diện chúng ta sẵn sàng chia sẻ khó khăn của họ đang gặp phải. Có rất là nhiều người không lắng nghe được cắt ngang lời làm cho cái việc giao tiếp của chúng ta với người coaching hay mong muốn coaching người lãnh đạo như vậy không đạt được hiệu quả chúng ta không tạo ra được hiệu quả cho một phiên coaching.

Bước số 6 của chúng ta chính là đồng cảm, hãy lắng nghe và sau đấy đồng cảm, hãy đặt mình vào vị trí những vấn đề đã gặp phải để có thể có thể cảm nhận được những vấn đề của người mong muốn giúp đỡ họ, chúng ta coaching họ hay là nhân sự đang lãnh đạo như vậy, chúng ta đang thể hiện sự đồng cảm. Chúng ta không chỉ thể hiện gật đầu tập trung lắng nghe hoàn toàn, chúng ta có thể hiện bằng sự cảm thông, đặt câu hỏi đào sâu. Chúng ta có thể thực sự hiểu họ với những cái nỗi đau của họ đang gặp phải, đồng cảm với những cái điều mà họ đang gặp phải như vậy. Từ đó chúng ta sẽ có được những gợi ý cho những giải pháp.

Bước số 7: chúng ta phải hồi lại theo DISC, hãy phản một cách chuẩn mực. Ví dụ người nhóm D cần phản hồi 1 cách nhanh chóng, những người nhóm I hãy phản hồi bằng cách gợi mở thêm ví dụ nói cho tôi thêm điều này đi, điều này đã làm như thế nào diễn ra ra làm sao, cụ thể có câu chuyện nào diễn ra ở đây. Với người nhóm S bạn cần chậm hơn một chút, bạn cần phản hồi cái điều gì đã xảy ra và khi xảy ra điều này thì bạn cảm thấy thế nào về điều này. Với người nhóm C bạn cần hỏi những câu hỏi logic hơn, ví dụ như là cái thời điểm nào đã xảy ra điều này, và điều này đã tạo ra kết quả như thế này, nó do những nguyên nhân gốc nào, bạn có thể cụ thể những chi tiết mà có thể tạo ra điều này được hay không. Tất cả những việc mà chúng ta phản hồi như vậy hãy để ý theo mô thức DISC để tạo ra kết quả phù hợp với từng người.

lãnh đạo

Bước số 8, sau khi bạn hỏi xong rồi, bạn thực sự đồng hành rồi đồng cảm rồi thì bạn cần xác nhận những hành động, xác nhận những hành động của những người đang làm với chúng ta, đang trao đổi chúng ta. Ví dụ như có một người nói rằng, tôi nghĩ rằng tôi cần phải lắng nghe nhiều hơn vậy cần phải xác lập hành động. Ví dụ chúng ta sẽ hỏi họ 3 hành động cần làm là gì, một là bạn sẽ lắng nghe và ghi chép mỗi khi giao tiếp một hai đấy, hai là bạn sẽ hỏi họ còn những điều gì khác nữa hay không khi mà bạn đang lắng nghe để tránh tình trạng ta cắt lời họ, điều thứ 3 chúng ta sẽ hỏi họ xem là họ cảm nhận thế nào bằng cái việc giao tiếp vừa rồi, họ cần cải thiện điều gì thêm nữa hay không. Bằng cái việc như vậy thì cái người xác nhận những hành động tôi cần phải lắng nghe nhiều hơn ra được những chất ích công việc để họ làm và có thể theo sát được.

Bước số 9 kiểm tra lại xem mức độ cái người đã xác nhận với chúng ta, cái người được coach như vậy họ đã thực thi như nào, có những điều gì họ làm tốt điều gì họ làm chưa tốt, điều gì họ làm tốt hãy vinh danh khen thưởng động viên khích lệ, hãy hỏi họ những điều họ làm tốt hãy nhắc nhở họ nếu họ chưa hành động, hãy làm rõ những điều thực sự họ phải làm tốt hơn và chúng ta xác lập hành động tiếp theo để chúng ta giúp đỡ họ, hãy đo lường những việc này liên quan đến các kết quả khác nhau để tạo ra được cái hiệu quả trong việc coaching. Và đặc biệt hãy costching theo DISC bằng các cách giúp cho một ai đấy học hiệu quả hơn, giúp cho một ai đấy trở nên tốt hơn.

Và đây là 9 bước để bạn coaching hiệu quả theo DISC và đặt câu hỏi một cách phù hợp. Và khi bạn sử dụng điều này hãy lưu ý 3 cái yếu tố rất là quan trọng. Yếu tố số một bạn cần phải xác lập được mô thức hành vi của họ. Yếu tố số 2 xác lập luật chơi định vị rõ ràng là tính chịu trách nghiệm ở đây chúng ta mới tìm ra giải pháp. Yếu tố số 3 hãy luôn có kế hoạch hành động đó là những điều quan trọng mối chốt để có thể bạn tạo ra 1 phiên coaching hay việc dẫn dắt một ai đấy thông qua việc coaching 1 cách hiệu quả.

Sắp tới đây, tôi sẽ tổ chức một buổi chia sẻ đặc biệt về ứng dụng của DISC trong cuộc sống và kinh doanh, anh chị em quan tâm hãy ấm VÀO ĐÂY để được góp mặt vào buổi chia sẻ đỉnh cao này

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *