Làm thế nào để xử lý từ chối trong bán hàng
Trong kinh doanh cũng như trong việc bán hàng chúng ta sẽ thường xuyên gặp tình trạng bị khách hàng từ chối.Và nếu như chúng ta không biết cách xử lý khéo léo thì rất có thể khách hàng sẽ rời bỏ bạn và không mua hàng của bạn.
Vậy làm thế nào để có xử lý được khi khách hàng từ chối ?
Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ với bạn 2 bước đơn giản để xử lý từ chối khách hàng, đưa bạn từ thế bị động sang thế chủ động. Đây là những kinh nghiệm tôi đúc rút ra được trong suốt quá trình huấn luyện cho các chủ doanh nghiệp và trong quá trình làm kinh doanh của mình.
Một ví dụ đơn giản thế này: Bạn giới thiệu cho khách hàng của bạn một mặt hàng bạn đang bán và khách hàng bày tỏ sự không hài lòng về sản phẩm của bạn và bắt đầu phàn nàn.Họ bắt đầu đưa ra những lý do để từ chối mua sản phẩm của bạn từ chối việc mua hàng.
Một trong những lý do phổ biến của khách hàng để từ chối sản phẩm của bạn là về giá sản phẩm: “Sản phẩm này đắt quá, tôi không mua đâu?”
Đa số mọi người khi gặp tình huống này đều nói về công dụng của sản phẩm mà họ đang cung cấp hoặc cố gắng giảm giá xuống cho khách hàng và thuyết phục họ mua hàng.Nhưng đó không phải là giải pháp hiệu quả.
Để giải quyết trường hợp này bạn chỉ cần 2 bước đơn gian như sau :
- Cảm ơn, Đồng ý : Đầu tiên hãy nói lời cảm ơn với khách hàng khi khách hàng đưa ra lời từ chối sản phẩm của bạn.Sau đó hãy đồng ý với quan điểm của khách hàng.
- Đặt câu hỏi : Việc đặt câu hỏi sẽ đưa bạn từ trạng thái bị động sang chủ động và đưa khách hàng vào thế bị động.
Trong một cuộc giao tiếp thì ai có năng lượng cao hơn người đó sẽ là người chiến thắng, việc đặt câu hỏi thông minh trong giao tiếp sẽ giúp bạn chủ động hơn và làm chủ cuộc giao tiếp với khách hàng của mình.
Với tình huống khách hàng chê sản phẩm đắt ta sẽ xử lý với hai bước trên như sau:
Khách hàng : “Sản phẩm A đắt quá, tôi sợ tôi không đủ tiền mua nó”
Bạn “Vâng, Cảm ơn anh.Em đồng ý với anh là sản phẩm em có giá hơi cao.Nhưng em xin phép hỏi anh là nó đắt so với cái gì, mặt hàng nào ạ?”
Để hiểu hơn về 2 bước xử lý từ chối này bạn có thể xem thêm video dưới đây: